“Flexo” bắt nguồn từ chữ “flexible”, có nghĩa là linh hoạt, mềm dẻo, được chế tạo bằng nhựa photopolymer với phương pháp CTP, quang hóa hoặc khắc laser.
In flexo (gọi đầy đủ là Flexography) là một kỹ thuật sử dụng bản in nổi để in trực tiếp tử bản in nổi, mực in (hình ảnh, chữ viết…) đây còn có thể xem là một phiên bản hiện đại hơn của công nghệ in dập chữ. Đặc biệt là các hình ảnh in trực tiếp trên khuôn in đều phải ngược chiều trục anilox. Nó làm nhiệm vụ cung cấp mực. Sau đó qua quá trình ép in mà truyền mực trực tiếp đến vật liệu in.
I. So sánh in in flexo và in offset
Trong in ấn bao bì cũng như nhiều lĩnh vực khác, in offset với ưu điểm vượt trội là sử dụng máy in hiện đại với tấm offset (còn được gọi là tấm cao su) có thể ứng dụng trên đa dạng chất liệu, nhận mực (bền màu và lâu phai ) và hình ảnh rồi ép lên bề mặt khác nhau từ giấy, gỗ, vải đến kim loại… Đang là lựa chọn số 1 của nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng hóa.
1. Hình thức in
In flexo, người ta thường dùng các bản in nổi được làm ra từ hợp chất photopolymer. Loại in này thích hợp với nhu cầu in cuộn, in carton tờ rời. Còn In offset sử dụng những bản in bằng cao su, hình ảnh cần in sẽ được in gián tiếp lên giấy. Thông dụng hơn với các loại ấn phẩm ,bao bì giấy.
2. Mực in
In flexo có xu hướng sử dụng trục anilox để truyền mực spot color và mực sử dụng có thể là mực nước, mực UV tái chế hay mực hòa dung môi. Điều này, tạo nên các sản phẩm đồng đều về màu sắc. Trong khi đó, in offset thường gồm 4 màu process color là lục lam, đỏ, vàng và màu chính(có thể là màu đen) với loại mực nước hoặc mực UV tái chế được, hình ảnh in ấn sẽ đẹp, ấn tượng hơn nhưng khó có được sự đồng đều như thế.
3. Các chất liệu được in
Kỹ thuật in flexo có thể in được cho cả vật liệu hấp thụ vẫn vật liệu không hấp thụ như giấy bạc, bìa cứng, vải, kim loại, thủy tinh… Còn kỹ thuật in offset có thể in trên các chất liệu như giấy, kim loại, bìa cứng, giấy bóng kính hay nhựa vinyl, gỗ,… Cả hai kỹ thuật đều không cần bề mặt in nhất thiết phải phẳng
4. Giá thành trong in ấn bao bì
In flexo sẽ là lựa chọn không thể chê cho nhu cầu in hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn và đòi hỏi sự đồng đều. Ngược lại, với khách hàng có nhu cầu in bao bì số lượng ít thì phương pháp in offset sẽ giúp tiết kiện hơn.
II. So sánh in in flexo và in ống đồng
Phương pháp in lõm là nguyên ký của in ống đồng, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Sẽ có 2 quá trình khi in: mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị khác gọi là dao gạt sẽ gạt bỏ mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang các bề mặt vật liệu.
Một số điểm khác nhau giữa in ống đồng và in Flexo:
In ống đồng | In Flexo |
Phương pháp in lõm | Phương pháp in lồi |
Khuôn in bằng kim loại cứng | Khuôn in bằng nhựa mềm |
In bao bì | In tem nhãn, in thùng carton |
Hệ màu CMYK | Hệ màu CMYK |
In dạng cuộn | In dạng cuộn |
In công nghiệp | In công nghiệp |
Trong khâu vận hành và chế bản in ống đồng khá phức tạp. Tuy nhiên sản phẩm in ống đồng được đánh giá là đẹp, sắc nét, chân thực hơn so với in Flexo. Nhưng trong thực tế in Flexo được sử dụng nhiều hơn, kỹ thuật in ống đồng giờ đây chỉ gặp ở các nhà máy sản xuất bao bì lớn.
Qúa trình tạo ra một khuôn in ống đồng cũng rất phức tạp nên yêu cầu độ chính xác cao, không thể in thử như in offset và in flexo. Cũng chính vì vậy mà dù màu sắc đẹp hơn in offset hay in flexo nhưng trong thực tế in ống đồng lại không được ứng dụng cao.
III. Phân loại máy in flexo
1. Phân loại theo kiểu máy
Máy in flexo có ba dạng máy in chính. Có thể kể đến dạng nằm ngang (In line Press), dạng chồng đứng (Stack Press) và dạng dùng chung 1 trục ép in (common impression press).
Máy in flexo dạng nằm ngang (In line Press)
- Loại máy này thường được sử dụng cho in flexo tờ rơi và nhiều sản phẩm khác. Kết nối với nhau qua chung một trục láp.
- Vật liệu in có thể ở dạng cuộn hoặc tờ. Phù hợp với nhiều loại vật liệu in khác nhau, không gây khó khăn cho người dùng trong việc lựa chọn vật liệu in.
- Chất lượng hình in cao khi in trên vật liệu PSA hoặc carton.
- Dễ dàng in 1, 2 mặt. Có hệ thống thanh đảo cuộn giấy, đảo chiều giấy.
- Đa dạng về số lượng màu in, kích cỡ của vật liệu. Và loại máy in này có thể in nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Khả năng kết hợp nhiều công đoạn in khác nhau như ép nhũ nóng, dán, cắt, bế, khâu…
- Các con lăn trong máy được xếp theo hàng ngang còn các trạm màu được xếp nối tiếp nhau thành một hàng dài.
Máy in flexo chồng đứng (Stack Press)
- In với tốc độ cao. Tiết kiệm thời gian in.
- Dễ dàng in 1 và 2 mặt. Phù hợp với nhiều loại sản phẩm cần in 2 mặt giúp tiết kiệm thời gian một cách tối ưu.
- Thích hợp in trên nhiều loại chất liệu khác nhau.
- Dễ dàng trong việc tu sửa hay vệ sinh máy. Tuy nhiên loại máy in này không thích hợp trên in màng.
- Máy in flexo 2 màu: Đây là dạng máy in có hạn chế về số lượng màu nên thường chỉ được dùng cho những ấn phẩm in đơn giản.
- Máy in flexo 4 màu: Vì sự đa dạng về màu sắc nên đây cũng là dạng máy in được sử dụng phổ biến nhất. Có thể kết hợp nhằm tạo ra những sản phẩm in từ đơn giản đến phức tạp.
- Máy in flexo 6 màu: Loại máy in này thường được dùng để in những ấn phẩm nhiều màu sắc. Với tốc độ in nhanh nên loại máy in này thường được sử dụng để in những vật liệu in với số lượng lớn.
Máy in flexo dạng dùng chung 1 trục ép in (common impression press).
- Máy in flexo ít bị rung
- Tốc độ in nhanh.
- Chất lượng hình in cao. Thích hợp cho in trên các loại ( PE, PP, OPP), màng nhôm, các loại giấy,…
- Hệ thống định vị màu tự động. Mức độ chồng màu có độ chính xác cao. Cho ra các hình in đều và đậm màu.
- Giảm thiểu thải ra các phế liệu trong quá trình in.
2. Phân loại theo khổ giấy in
Dựa theo khổ giấy in, máy in flexo được chia thành 3 loại: Máy in hộp giấy SBY-CB1100, máy in khổ 320mm và máy in dạng tấm 900mm.
- Máy in hộp giấy SBY-CB1100: Loại máy in này có khổ giấy tối đa là 1000mm, chuyên dùng để in các loại hộp carton sản phẩm như thùng carton, hộp pizza, hộp gà rán, hộp bánh ngọt,…. Tuy nhiên, nó không thể in chất liệu khác ngoài thùng carton.
- Máy in khổ 320mm: Như tên, loại máy in này có khổ giấy tối đa là 320mm, có thể in trên nhiều chất liệu. Thường được sử dụng chủ yếu để in ấn các ly giấy, túi giấy, nhãn sản phẩm, túi nilon, tem,…
- Máy in dạng khổ 900mm: Tương tự, loại máy in này có khổ giấy tối đa là 900mm, thích hợp sử dụng in với các ấn phẩm kích thước lớn như: tờ rơi quảng cáo, tờ quảng cáo
Xem chi tiết: tìm hiểu về máy in ly giấy
IV. Quy trình in Flexo
Các bước chuẩn bị rước khi in Flexo
- Chế bản, xử lý file in: Đây là quy trình thiết kế file in trên các phần mềm để cho ra bản outfilm cuối cùng dưới định dạng pdf.
- Chế tạo khuôn in (Output film): Là công đoạn các dữ liệu số từ máy tính chuyển thành dữ liệu tương tự (analog) trên film thông qua các máy film. Những bản film này thường có 4 tấm film đại diện cho 4 màu C (Cyan), K (Key – Black), M (Magenta) và Y (Yellow). Các bản film này thường có màu đen trắng.
- Phơi khuôn: Sau khi ra film, các bản film này sẽ được đưa vào máy kẽm để phơi kẽm. Lúc này các phần cần in sẽ bị ăn mòn dưới tác động của quang hoá. Phần không in sẽ giữ lại do ánh sáng không xuyên được qua film.
- Gắn trục: Trên trục quay của máy gắn khuôn in.
Trong quá trình in Flexo cuộn
Máy in Flexo hoạt động theo dạng cuộn tròn, chất liệu in theo thứ tự đi qua các trạm màu nhờ chuyển động của các lô chuyển (con lăn). Mỗi trạm màu được gắn một khuôn in riêng và có một màu riêng biệt. Khi đi qua mỗi trạm màu, hình ảnh được in sẽ hiện trên bề mặt bản in với các màu tương ứng. Như vậy, in Flexo có thể in nhiều màu cùng một lúc và đặc biệt là không giới hạn số lượng. Trên thực tế máy in Flexo có từ 2 đến 8 màu, càng nhiều trạm màu thì hệ thống máy in sẽ càng dài và cồng kềnh.
Sau khi in flexo
Máy in Flexo cuộn có thể lắp sẵn ở một số bộ phận như cắt, bế, cán màng, bản in trên máy. Hoặc người sử dụng có thể lắp thêm các bộ phận đó để thực hiện gia công và hoàn thiện bản in sau khi in.
Sau khi in flexo, các sản phẩm in có thể được gia công ở các công đoạn phụ như sau:
- Máy cắt: Có thể đưa bản in vào máy cắt đúng theo chiều rộng quy định của nó. Công đoạn này chủ yếu sử dụng tách rời thành từng mảnh của các sản phẩm như tem nhãn hay decal.
- Máy bế ( hoặc một số thiết bị máy móc thông dụng khác): Giúp chuyển đổi các vật liệu in cuộn thành hình dạng nhất định như: thùng carton, túi giấy, hộp bìa cứng,….
- Máy cán màng: Trong khâu cán màng này sẽ giúp các sản phẩm in có thể giữ được độ bền màu của mực in trên các ấn phẩm.
Hiện nay, công nghệ in flexo có đóng góp lớn trong ngành in ấn. Công nghệ in flexo có nhiều ưu điểm nên thường được dùng để in nhiều mặt hàng và sản phẩm khác nhau như: in tem nhãn mác sản phẩm, túi giấy, bao bì, vỏ thùng carton, in túi nilon đóng gói,…. Các sản phẩm cần in sẽ được in liên tục theo dạng cuộn.